Nhân khẩu Bulgaria

Tôn giáo tại Bulgaria (2011)[120]

  Chính thống giáo Bulgaria (59.4%)
  Vô thần (9.3%)
  Hồi giáo (7.9%)
  Tin lành (0.9%)
  Công giáo Roma (0.7%)
  Không tôn giáo (21.8%)

Trong những năm gần đây[cập nhật] Bulgaria là một trong những nước có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất thế giới. Tăng trưởng dân số âm đã diễn ra từ đầu thập niên 1990,[121]vì sụp đổ kinh tế và di cư cao. Năm 1989 dân số nước này có 9.009.018 người, giảm dần xuống còn 7.950.000 năm 2001 và 7.606.000 năm 2009.[122] Tính đến năm 2009[cập nhật] Dân số có tỷ lệ sinh 1.48 trẻ em trên phụ nữ năm 2008. Tỷ lệ sinh cần đạt mức 2.2 để tái lập mức tăng dân số tự nhiên.

Đa số người Bulgaria (82,6%) thuộc, ít nhất về danh nghĩa, Giáo hội Chính thống Bulgaria. Được thành lập năm 870 thuộc Tòa Thượng phụ Constantinople (nơi có Tổng giám mục, tăng lữ và các bản kinh từ đây), Giáo hội Chính thống này có vị thế độc lập từ năm 927. Các tôn giáo lớn khác gồm Hồi giáo (12,2%), các giáo phái Tin lành (0,8%) và Công giáo La Mã (0,5%); với các giáo phái khác, vô thần và không tuyên bố chiếm xấp xỉ 4,1%.[123] Bulgaria chính thức là một nhà nước thế tục và Hiến pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng nhưng coi Chính thống là một tôn giáo chính thức. Trong cuộc điều tra dân số năm 2001, 82,6% người dân tuyên bố mình là tín đồ Chính Thống giáo, 12,2% Hồi giáo, 1.2% các giáo phái Kitô giáo khác, 4% các tôn giáo khác (Phật giáo, Đạo giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo).

Hồi giáo tới nước này vào cuối thế kỷ XIV sau cuộc chinh phục của người Ottoman. Ở thế kỷ XVI và XVII, các nhà truyền giáo từ Rôma đã truyền đạo tại Paulicians thuộc các quận PlovdivSvishtov khiến nơi này có thêm nhiều tín hữu Giáo hội Công giáo Rôma. Năm 2009, cộng đồng Do Thái tại Bulgaria, từng là một trong những cộng đồng lớn nhất châu Âu, có chưa tới 2.000 người.

Theo cuộc điều tra dân số năm 2001,[124]dân số Bulgaria gồm chủ yếu sắc tộc Bulgaria (83,9%), với hai cộng đồng thiểu số chính, người Thổ (9,4%) và Roma (4,7%).[125]Trong số 2.0% còn lại, 0.9% gồm khoảng 40 cộng đồng thiểu số nhỏ hơn, chủ yếu là người Nga, người Armenia, người Ả Rập, người Vlach, người Do Thái, người Tatar KrymSarakatsani (về mặt lịch sử cũng được gọi là người Karakachan). 1,1% dân số không tuyên bố sắc tộc trong cuộc điều tra năm 2001.

Cuộc điều tra năm 2001 định nghĩa một nhóm sắc tộc là một "cộng đồng người, liên quan tới nhau bởi nguồn gốc và ngôn ngữ, và giống nhau về cách thức sống và văn hoá"; và tiếng mẹ đẻ của một người là "tiếng một người nói tốt nhất và thường được sử dụng để trao đổi trong gia đình (hộ)".[126]

Tiếng mẹ đẻTheo nhóm sắc tộcPhần trămTheo ngôn ngữ đầu tiênPhần trăm
Tiếng Bulgaria6.655.00083,93%6.697.00084,46%
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ747.0009,42%763.0009,62%
Gypsies (roma)371.0004,67%328.0004,13%
Khác69.0000,87%71.0000,89%
Tổng cộng7.929.000100%7.929.000100% [126]
Thành thị lớn nhất của Bulgaria
2011 Census[127]
HạngTênProvince Dân sốHạngTênProvince Dân số

Sofia

Plovdiv
1SofiaSofia-Capital1,204,68511PernikPernik80,191
Varna

Burgas
2PlovdivPlovdiv338,15312HaskovoHaskovo76,397
3VarnaVarna334,87013YambolYambol74,132
4BurgasBurgas200,27114PazardzhikPazardzhik71,979
5RuseRuse149,64215BlagoevgradBlagoevgrad70,881
6Stara ZagoraStara Zagora138,27216Veliko TarnovoVeliko Tarnovo68,783
7PlevenPleven106,95417VratsaVratsa60,692
8SlivenSliven91,62018GabrovoGabrovo58,950
9DobrichDobrich91,03019AsenovgradPlovdiv50,846
10ShumenShumen80,85520VidinVidin48,071

Giáo dục

Đại học Sofia

Giáo dục tại Bulgaria thuộc quyền quản lý của Bộ giáo dục và khoa học. Giáo dục toàn bộ thời gian là bắt buộc với mọi trẻ em trong độ tuổi 7 tới 16. Trẻ 16 tuổi có thể ghi tên vào các trường học theo định hướng của cha mẹ. Giáo dục tại các trường nhà nước là miễn phí, ngoại trừ tại các cơ sở cao học, trường cao đẳng và đại học. Chương trình dựa chủ yếu ở tám môn chính: tiếng Bulgaria và văn học, ngoại gnữ, toán học, công nghệ thông tin, hoa học xã hội và dân sự, khoa học tự nhiên và sinh thái, âm nhạcnghệ thuật, giáo dục thể chất và thể thao.

Chi tiêu công cho giáo dục thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Liên minh Châu Âu[128] [129]. Các tiêu chuẩn giáo dục từng rất cao[129], nhưng đã xấu đi đáng kể trong thập kỷ qua[128]. Bulgaria là một trong những nước học sinh có điểm số cao nhất trên thế giới về tỷ lệ đọc chữ năm 2001, hoạt động tốt hơn so với các đối tác Canada và Đức; đến năm 2006, điểm số về môn đọc, toán và khoa học đã giảm xuống. Chương trình đánh giá sinh viên (PISA) nghiên cứu năm 2015 cho thấy 41,5% số học sinh lớp 9 là không biết đọc chữ, toán và khoa học[130]. Tỷ lệ biết chữ trung bình ở mức 98,4% không có sự khác biệt đáng kể giữa giới tính[131][132]. Bộ Giáo dục và Khoa học tài trợ một phần cho các trường công lập, cao đẳng và đại học, đặt tiêu chuẩn cho sách giáo khoa và giám sát quá trình xuất bản. Quá trình giáo dục trải qua 12 lớp, trong đó, lớp một đến lớp tám là cấp tiểu học và từ chín đến mười hai là cấp trung học. Giáo dục đại học bao gồm bằng cử nhân 4 năm và bằng thạc sĩ 1 năm[133]. Cơ sở giáo dục bậc nhất của Bulgaria là Đại học Sofia[134][135].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bulgaria http://www.flora.biodiversity.bg/bg_flora_fr.htm http://dnes.dir.bg/2008/09/09/news3363693.html#sep... http://www.dnes.bg/obshtestvo/2008/08/15/bai-tosho... http://news.expert.bg/?id=271075 http://books.google.bg/books?id=EHI3PCjDtsUC&pg=PA... http://www.mrrb.government.bg/index.php?controller... http://www.mrrb.government.bg/index.php?lang=bg&do... http://www.sz.government.bg/pressmsg.php?id=1776 http://www.tourism.government.bg/bg/stat.php?menui... http://www.government.bg/